Đại Nội Huế, nằm tại trung tâm thành phố Huế, là trái tim của quần thể di tích Cố đô Huế và biểu tượng của triều đại nhà Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Được xây dựng vào đầu thế kỷ 19, Đại Nội bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, nơi từng là trung tâm chính trị, văn hóa và tôn giáo của đất nước. Ngày hôm nay hãy cùng mình khám phá một vòng Đại Nội Huế qua những bức ảnh mình chụp nhé !

Ngọ Môn - cổng vào Đại Nội Huế.
Ngọ Môn – cổng vào Đại Nội Huế.

Địa chỉ quần thể di tích cố đô Huế (Đại Nội Huế): Google Map

Vé vào cửa tham quan Đại Nội Huế (quần thể di tích cố đô Huế) là 200.000VNĐ / 1 người lớn. Để tránh mất thời gian xếp hàng mua vé thì bạn có thể mua vé online trước, giá vé vào cửa sẽ rẻ hơn nếu bạn chọn mua combo đi chung với những địa điểm nổi tiếng khác tại Huế, như: lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định, … Link mua vé online mình sẽ để tại ĐÂY cho các bạn dễ tìm tìm kiếm nhé.

Lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng, một địa điểm cực kỳ nổi tiếng khác của cố đô Huế.

Vào thời điểm mình đi, đã may mắn được xem một buổi biểu diễn mô phỏng lại Lễ tế Nam Giao năm 1924 (tròn 100 năm trước).

Các nghệ sĩ ở phía sau đang chuẩn bị cho buổi biểu diễn.

Ảnh Lễ tế Nam Giao tại cổng Ngọ Môn Đại Nội Huế năm 1924 và năm 2024.

Đây là sự kiện không thường xuyên diễn ra nên mình đã xin phép 2 chú chụp bức hình kỷ niệm.

Ở phía trên tầng 2 của Ngọ Môn, các bạn cũng có thể chụp được điện Thái Hòa từ trên cao. Đây là nơi tổ chức các buổi đại triều, lễ đăng quang của các vị vua Nguyễn và tiếp đón sứ thần.

Điện Thái Hòa - Đại Nội Huế

Điện Thái Hòa không chỉ là nơi diễn ra các nghi lễ long trọng như lễ đăng quang, lễ chúc thọ vua, lễ đại triều vào mùng 1 và 15 âm lịch hằng tháng, mà còn là biểu tượng cho quyền lực tối cao của hoàng đế nhà Nguyễn. Đây là không gian thể hiện sự trang nghiêm, nơi mọi quan thần quy tụ để triều kiến vua và bàn bạc các vấn đề quốc gia.

Điện Thái Hòa chụp từ cổng Ngọ Môn năm 1924
Điện Thái Hòa chụp từ cổng Ngọ Môn năm 1924. Nguồn ảnh: Exploring Huế – Tim Doling.

Phía mặt trước của cổng Ngọ Môn cũng có rất nhiều góc chụp ảnh đẹp đó, mọi người nhớ đừng bỏ qua nhé.

Góc chụp phía trước cổng Ngọ Môn.

Sau khi chụp ảnh ở cổng Ngọ Môn xong, mình khám phá Hoàng Cung Huế theo tuyến tham quan gợi ý dưới đây:

Sơ đồ tham quan Hoàng Cung Huế
Tuyến tham quan Hoàng Cung Huế theo chiều mũi tên.
Cổng phía trước Thế Miếu và Hưng Miếu - Hoàng Thành Huế.
Cổng phía trước Thế Miếu và Hưng Miếu.

Thế Tổ miếu (世祖廟) thường gọi là Thế miếu (世廟) tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến cúng tế các vị vua quá cố, nữ giới trong triều (kể cả hoàng hậu) không được đến tham dự các cuộc lễ này.

Cổng phía trước Thế Miếu - Hoàng Thành Huế
Cổng phía trước Thế Miếu.

Sau khi tới đây thì mình di chuyển đến điện Kiến Trung, do điện Cần Chánh đang trong quá trình tu sửa. Trên đường đi có đi qua rất nhiều khu vườn, lăng tẩm nhỏ, với nhiều kiểu kiến trúc khác nhau. Cùng xem một vài bức ảnh mình chụp trên đường đi tới điện Kiến Trung nhé:

Ảnh mình chụp 2 người bạn thân trong bộ Việt phục cổ xưa. Các bạn cũng có thể dễ dàng thuê các bộ Việt phục này ở những cửa hàng xung quanh Hoàng Thành Huế với giá chỉ từ 100.000VNĐ.

Nếu chưa tìm được cửa hàng cho thuê áo dài, Việt phục nào ưng ý, thì các bạn có thể tham khảo cửa hàng mà mình thuê tại ĐÂY nhé.

Và sau khoảng 30 phút đi qua các khu vườn, lăng tẩm nhỏ, thì mình đã đến được điện Kiến Trung. Nơi đây được vua Khải Định cho xây vào năm 1921-1923 cùng thời gian với việc xây lăng để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung.

Điện Kiến Trung chụp vào tháng 8 năm 2024.
Điện Kiến Trung mình chụp vào tháng 8 năm 2024.
Hình ảnh điện Kiến Trung những năm 1920-1929.
Hình ảnh điện Kiến Trung những năm 1920-1929.

Bên trong điện Kiến Trung hiện nay có trưng bày rất nhiều hiện vật mà các vị vua từng sử dụng, cũng như các bức hình, thước phim tài liệu lịch sử của cung điện. Các bạn nên trực tiếp đến đây khám phá để có trải nghiệm tốt nhất nhé.

Một phần nhỏ phía trong điện Kiến Trung.

Bạn có thể mua vé online vào Hoàng thành Huế trước để không mất thời gian xếp hàng quá lâu tại ĐÂY nhé.

Điện kiến Trung mới được phục dựng lại rất đẹp và lộng lẫy.
Phía ngoài điện Kiến Trung.

Sau khi khám phá hết điện kiến Trung, thì mình di chuyển đến vườn Cơ Hạ, cũng là điểm cuối cùng trong hành trình khám phá Hoàng Thành Huế của mình.

Trên đường từ điện Kiến Trung tới vườn Cơ Hạ, mình có đi qua một ngôi đền nhỏ và thấy một vài góc chụp ảnh khá đẹp, nên có rẽ qua đây chụp vài tấm, không biết có đẹp theo tưởng tượng của mình không.

Ngôi đền nhỏ trên đường đi từ điện Kiến Trung đến vườn Cơ Hạ, với một mái vòm nhỏ nhìn ra ao cá.

Sau khi vào trong khám phá thì đúng như mình tưởng tượng. Mái vòm nhỏ nhìn ra ao cá tạo thành một khung ảnh cực kỳ hoàn chỉnh và cân đối. Ánh sáng ở đây cũng rất phù hợp để chụp ảnh nữa.

Hiện thực hóa góc chụp trong tưởng tượng của mình, cũng bắt được một khoảnh khắc rất tự nhiên của hai người bạn.

Sau khi chụp ảnh tại đây xong, thì mình đến thẳng vườn Cơ Hạ.

Vườn “Cơ Hạ” trong tiếng Việt xưa có nghĩa là sự bình an, an nhàn trong mọi cơ sự. Với tên gọi này, các vị vua triều Nguyễn dựng vườn chủ yếu nhằm mục đích nghỉ ngơi, đi dạo và ngắm cảnh giữa chốn cung đình sau sự vất vả, bận rộn nơi chốn cung đình thị phi.

Anh bạn thân họ Nguyễn của mình đang hóa thân thành vua tản bộ ngắm cảnh trong vườn Cơ Hạ 😀

Khu vườn này thực sự rất rộng và bày trí nhiều cây cảnh đủ loại, tạo cảm giác cực kỳ thoải mái và dễ chịu. Đây cũng là một trong những khu vực mà mình thích nhất ở trong Đại Nội Huế (Hoàng Thành Huế).

Ở phía cuối khu vườn hiện nay cũng có một cửa hàng nhỏ, bán rất nhiều đồ lưu niệm của cố đô Huế. Đừng quên mua một vài món quà nhỏ tại đây để tặng cho bạn bè hoặc người thân nhé. Bạn cũng góp một phần nhỏ vào chi phí phục dựng và tu sửa Hoàng Thành Huế khi mua những món đồ tại đây đó !

Mọi thứ ở vườn Cơ Hạ đều rất xinh đẹp. Ngay cả một cái cửa sổ nhỏ cũng mang rất nhiều màu sắc truyền thống.

Và tới đây là kết thúc hành trình khám phá Đại Nội Huế (Hoàng Thành Huế) của mình. Hoàng Thành Huế là một khu vực rất rộng, đòi hỏi phải đi bộ di chuyển giữa các cung rất nhiều (tổng hành trình có thể phải đi bộ từ 5-10km). Nên nếu bạn không thể đi bộ quãng đường dài như vậy mà vẫn muốn khám phá hết Hoàng Thành thì có thể thuê xe điện ở trong thành nhé.

Cảm ơn bạn đã đọc đến cuối bài viết. Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn trong chuyến đi khám phá Huế của mình.

不要忘记在 Instagram 上关注我( 旅行.w.minh_photo )或订阅以在每次有新文章时收到通知。

***************************************************************************************************************

*** 请仔细阅读要求 版权与合作 在复制或引用博客内容和图像之前。谢谢。

分类于:

在标记:

,